Hotline: 0986.988.076 – 0963.896.901                 Email: info@newb.com.vn

Hotline: 0986.988.076

Email: info@newb.com.vn

Cẩm nang du học Nhật Bản bằng tiếng Anh

Cẩm nang du học hệ tiếng anh

FAQ Du học Nhật Bản bằng tiếng Anh (E-track)

Ý nghĩa của chương trình

Chương trình du học Nhật Bản hệ tiếng Anh (E-track) là một phần quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa giáo dục của Nhật Bản. Với mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế, đặc biệt là những người chưa thành thạo tiếng Nhật, chương trình này không chỉ mang lại cơ hội học tập trong môi trường học thuật chất lượng cao của Nhật Bản mà còn đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng đa văn hóa trong các trường đại học.

Ý nghĩa của chương trình với Nhật Bản:

– Quốc tế hóa, đa dạng hóa nền giáo dục: Nhật Bản đang tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việc tăng cường các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh là một bước đi chiến lược để thu hút sinh viên quốc tế tài năng, đa dạng hóa nguồn nhân lực và nâng cao vị thế của các trường đại học Nhật Bản trên trường quốc tế.

– Củng cố vị thế của nền giáo dục: Chương trình E-track giúp Nhật Bản có thể thu hút số lượng lớn hơn sinh viên quốc tế đến đây theo học. Từ đó, Nhật Bản mong muốn củng cố vị thế của mình như một trung tâm giáo dục hàng đầu trên thế giới.

– Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng cần nguồn nhân lực có khả năng giao tiếp quốc tế, am hiểu văn hóa và có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Chương trình E-track giúp đào tạo ra những nhân tài đáp ứng được yêu cầu này.

– Tăng cường hợp tác quốc tế: Qua việc thu hút sinh viên quốc tế, Nhật Bản mong muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.

Ý nghĩa của chương trình đối với sinh viên Việt Nam:

– Cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao: Sinh viên Việt Nam có cơ hội được học tập tại các trường đại học danh tiếng của Nhật Bản, tiếp cận kiến thức chuyên môn tiên tiến và môi trường học tập hiện đại.

– Rút ngắn thời gian học tập: So với chương trình du học Nhật ngữ truyền thống, chương trình E-track giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian học tiếng Nhật, nhanh chóng bắt đầu vào chương trình chuyên ngành.

– Hiểu biết sâu sắc về văn hóa Nhật Bản: Sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống và văn hóa Nhật Bản, từ đó mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân.

– Cơ hội phát triển sự nghiệp quốc tế: Không chỉ giới hạn cơ hội làm việc tại Nhật Bản hoặc tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, tốt nghiệp chương trình E-track, sinh viên còn có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các doanh nghiệp toàn cầu, với mức lương và đãi ngộ cạnh tranh.

Các trường Đại học tại Nhật Bản được phân chia thành ba nhóm chính: Quốc lập, Công lập, và Tư thục.

1. Trường Đại học Quốc lập (National Universities)

Quản lý và tài trợ: Các trường đại học quốc lập được quản lý và tài trợ trực tiếp bởi chính phủ Nhật Bản, cụ thể là Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT).

Số lượng trường: 86

Ví dụ: The University of Tokyo, Kyoto University, Osaka University, Nagoya University,…

2. Trường Đại học Công lập (Public Universities)

Quản lý và tài trợ: Các trường đại học công lập thường do chính quyền địa phương (tỉnh hoặc thành phố) quản lý và tài trợ.

Số lượng trường: 94

Ví dụ: Fukuoka Prefectural University, Toyama Prefectural University, University of Shizuoka,…

Fukuoka Women’s University

3. Trường Đại học Tư thục (Private Universities)

Quản lý và tài trợ: Các trường đại học tư thục được quản lý và tài trợ bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các tập đoàn tư nhân. Học phí tại các trường tư thục thường cao hơn so với trường quốc lập và công lập, do nguồn tài trợ chủ yếu đến từ học phí và các nguồn tài trợ tư nhân khác.

Số lượng trường: 615

Ví dụ: Keio University, Waseda University, Sophia University, Ritsumeikan University,…

Tiêu chí

E-track

Du học hệ tiếng Nhật

Ngôn ngữ giảng dạy

Tiếng Anh
(Sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ/ lớp học tiếng Nhật miễn phí của trường)

Tiếng Nhật

Độ dài chương trình học

Bậc ĐH: 4 năm (ngành y/ thú y là 6 năm)

Thạc sĩ: 2 năm (không có ngành y/ thú y)

Tiến sĩ: 3 năm (ngành y/ thú y là 4 năm)

 

Thời gian học Bậc ĐH/ Sau ĐH cũng giống như Hệ E-track. Tuy nhiên, thông thường, sinh viên cần học dự bị tiếng từ 1-2 năm trước khi vào học chuyên ngành.

Đối tượng

Phù hợp với sinh viên quốc tế có nền tảng tiếng Anh tốt.

Phù hợp hơn với những người muốn sống và làm việc tại Nhật Bản trong dài hạn.

Khả năng hòa nhập cuộc sống

Sinh viên tham gia chương trình E-track thường không gặp rào cản trong việc kết nối với sinh viên quốc tế tại Nhật, nhưng có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng người Nhật do rào cản ngôn ngữ. Đây là lí do tại sao các trường cung cấp chương trình E-track đều có khóa học/ câu lạc bộ tiếng Nhật miễn phí cho sinh viên.

Chương trình hệ Nhật ngữ giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại Nhật Bản, từ việc sử dụng ngôn ngữ đến việc tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống, nhưng đòi hỏi sự nỗ lực và thời gian nhiều hơn trong giai đoạn đầu học tiếng Nhật.

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Đa dạng cơ hội làm việc tại Nhật Bản, Việt Nam và nhiều quốc gia khác nhờ vào khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật (tích lũy trong quá trình học tại Nhật)

Thường giới hạn việc làm tại Nhật Bản hoặc tại các DN Nhật ở Việt Nam.

Các trường ĐH Nhật Bản thường tổ chức kỳ tuyển sinh cho chương trình E-track vào 02 kỳ:

Kỳ tuyển sinh mùa xuân (Tháng 4 hàng năm):

– Mùa xuân được coi là mùa đẹp nhất trong năm tại Nhật Bản, và tháng 4 cũng là thời điểm bắt đầu năm học mới của tất cả các cấp học của Nhật Bản. Vì vậy, nếu nhập học tại Nhật vào thời điểm này, sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí tươi mới, tràn đầy năng lượng của mùa xuân và bắt đầu một hành trình học tập đầy hứng khởi cùng với các bạn sinh viên Nhật Bản.

– Với kỳ tuyển sinh này, các trường thường phân bổ số lượng chỉ tiêu cho chương trình đào tạo bằng tiếng Nhật nhiều hơn so với chương trình E-track.

Kỳ tuyển sinh mùa thu (Tháng 9/ 10 hàng năm):

– Mùa thu tại Nhật Bản là mùa của sắc lá đỏ rực rỡ và thời tiết mát mẻ, tạo nên khung cảnh yên bình và thơ mộng. Nếu nhập học tại Nhật vào thời điểm này, sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội trải nghiệm sự chuyển mình của thiên nhiên, tham gia vào các lễ hội truyền thống mùa thu.

– Kỳ tuyển sinh mùa thu thường có nhiều chương trình được thiết kế riêng cho sinh viên quốc tế, nhất là các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Do nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thường kết thúc năm học từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, việc nhập học tại Nhật vào tháng 9, tháng 10 sẽ giúp các bạn có thể duy trì lộ trình học tập một cách xuyên suốt.

Bậc đào tạo

Đại học

Sau Đại học

Thời gian học

4 – 5 năm

Thạc sĩ: 2 – 3 năm

Tiến sĩ: 3 – 5 năm

Nền tảng học vấn (Educational Background)

Đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành THPT tại Việt Nam hoặc chương trình khác được công nhận là tương đương.

Đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành chương trình ĐH (với bậc Thạc sĩ) và Thạc sĩ (với bậc Tiến sĩ).
Một số chương trình như MBA có thể yêu cầu kinh nghiệm làm việc)

Trình độ Tiếng Anh (English Proficiency)

IELTS ≥ 5.5 hoặc các chứng chỉ khác tương đương

IELTS ≥ 6.5 hoặc các chứng chỉ khác tương đương

*Kỳ thi chuẩn hóa (Standardized Test)

Một trong các chứng chỉ sau:

SAT, ACT, EJU, A level, IB, AP, Kết quả thi THPT quốc gia,…

(tùy thuộc vào trường, chương trình)

GRE, GMAT,… ((tuỳ thuộc vào trường, chương trình)

1. Học phí

Tổng số tiền nhập học và học phí trong 1 năm  (chưa bao gồm học bổng và các khoản miễn trừ khác) của trường ĐH quốc lập là 820,000 JPY, ĐH công lập là 930,000 JPY và ĐH tư lập từ 1,100,000 JPY đến 1,640,000 JPY  (trừ ngành y khoa, nha khoa và dược).

Sau đây là bản minh họa học phí theo nhóm trường/ ngành:

Bậc Đại học:

học phí trường địa học Nhật

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tỉ giá quy đổi được áp dụng: 1 JPY = 180 VND

Bậc Sau Đại học:

học phí trường địa học 2

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tỉ giá quy đổi được áp dụng: 1 JPY = 180 VND

2. Chi phí sinh hoạt

Chi phí sinh hoạt trong 1 tháng (không bao gồm học phí) của một du học sinh nước ngoài được liệt kê như biểu đồ dưới đây. Chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn cao hơn so với các tỉnh nhỏ.

Chi phsi sinh hoạt tại Nhật

Chi tiết các khoản chi tiêu trong 1 tháng (không bao gồm học phí):

Chi phí sinh hoạt 1 tháng tại Nhật

Hiện nay, du học sinh hệ E-track bậc Đại học/ Sau Đại học tại Nhật Bản có cơ hội được nhận nhiều học bổng giá trị cao, đến từ 5 nhóm trợ cấp chính:

  • Học bổng chính phủ MEXT
  • Học bổng JASSO
  • Học bổng của chính quyền đia phương và hiệp hội quốc tế tại Nhật
  • Học bổng từ các Quỹ tư nhân
  • Học bổng do nhà trường cấp
  1. Học bổng chính phủ MEXT

Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho – MEXT) là học bổng được cấp thường niên bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) dành cho những du học sinh ưu tú người nước ngoài.

  • Mức học bổng: 117,000 – 145,000 JPY/ tháng
  • Thời gian cấp: 1-7 năm
  • Đơn vị tiến cử: trường Đại học mà ứng viên sẽ theo học hoặc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Thời điểm đăng ký: có thể đăng ký khi ứng tuyển vào trường (nếu qua trường tiến cử) hoặc theo thời điểm xét tuyển của Đại sứ quán.
  • Kênh thông tin tra cứu chi tiết về học bổng: https://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/ryugaku/06032818.htm
  1. Học bổng JASSO

Học bổng Monbukagakusho Honors (JASSO) là học bổng dành cho các sinh viên quốc tế tự túc tài chính đang theo học tại Nhật Bản, do Japan Student Services Organization (JASSO) cấp.

  • Mức học bổng: 48,000 JPY/tháng
  • Thời gian cấp: 6 tháng – 1 năm (có thể gia hạn)
  • Đơn vị tiến cử: trường học nơi ứng viên đang theo học
  • Thời điểm đăng ký: khi nhập học hoặc khi đang theo học tại trường
  • Kênh thông tin tra cứu chi tiết về học bổng:

https://www.jasso.go.jp/en/ryugaku/scholarship_j/shoreihi/about.html

  1. Học bổng của chính quyền địa phương

Học bổng này được cấp bởi các chính quyền địa phương và các hiệp hội quốc tế tại Nhật Bản nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế cư trú tại địa phương đó.

  • Mức học bổng: 10,000 – 240,000 JPY/tháng
  • Thời gian cấp: 1 năm (có thể gia hạn)
  • Đơn vị tiến cử: chính quyền địa phương hoặc trường học nơi sinh viên theo học
  • Thời điểm đăng ký: tùy thuộc vào quy định của từng địa phương, thường sẽ xét tuyển sau khi sinh viên đã nhập học tại Nhật.
  • Kênh thông tin tra cứu chi tiết về học bổng: cổng thông tin của các tỉnh/ thành phố và bảng tin của Nhà trường.
  1. Học bổng từ các quỹ tư nhân

Học bổng này được cung cấp bởi các công ty hoặc tổ chức tư nhân tại Nhật Bản, hỗ trợ sinh viên quốc tế với nhiều tiêu chí khác nhau.

  • Mức học bổng: 50,000 – 200,000 JPY/tháng
  • Thời gian cấp: 1 năm (có thể gia hạn)
  • Đơn vị tiến cử: chủ yếu nhận tiến cử từ trường học
  • Thời điểm đăng ký: thông thường vào đầu năm học hoặc khi có thông báo
  • Kênh thông tin tra cứu chi tiết về học bổng: thông qua các tổ chức tư nhân hoặc trường Đại học
  1. Học bổng riêng của các trường Đại học

Học bổng này được các trường Đại học cung cấp nhằm hỗ trợ sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, có thể là học bổng đầu vào hoặc học bổng cho các sinh viên đã theo học được ít nhất 1 học kỳ.

  • Mức học bổng: từ 30% – 100% học phí
  • Thời gian cấp: 1 năm (có thể gia hạn)
  • Đơn vị tiến cử: trường ĐH nơi sinh viên đang theo học
  • Thời điểm đăng ký:

Học bổng đầu vào: ứng viên sẽ đăng ký khi nộp hồ sơ xin thư mời học.

Học bổng cho sinh viên có thành tích học xuất sắc: xét học bổng sau mỗi học kỳ

Kênh thông tin tra cứu chi tiết về học bổng: Tài liệu tuyển sinh của các trường ĐH

Standardized Tests (tạm dịch: Kỳ thi chuẩn hóa) là các bài thi được thiết kế để đánh giá một cách khách quan và đồng nhất năng lực học tập của thí sinh trên một thang điểm cố định. Những bài thi này thường được sử dụng để so sánh thành tích học tập của học sinh từ các nền giáo dục khác nhau và đảm bảo tính công bằng trong quá trình xét tuyển vào các chương trình đào tạo, đặc biệt là trong môi trường quốc tế.

Các bài thi Standardized Tests phổ biến được các trường Đại học tại Nhật Bản sử dụng trong quá trình xét tuyển cho hệ đào tạo bằng tiếng Anh (E-track) bao gồm:

SAT (Scholastic Assessment Test): Bài thi đánh giá khả năng đọc hiểu, viết và toán học của thí sinh. Kết quả của bài thi SAT là một trong những tiêu chí quan trọng để xét tuyển.

ACT (American College Testing): Tương tự như SAT, ACT đánh giá khả năng trong các lĩnh vực tiếng Anh, toán, đọc, và khoa học. Đây cũng là một bài thi phổ biến trong quá trình xét tuyển.

EJU (Examination for Japanese University Admission for International Students): Bài thi này dành cho sinh viên quốc tế muốn nhập học vào các trường đại học Nhật Bản. Thí sinh có thể chọn làm bài thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, và kết quả sẽ được sử dụng để đánh giá trình độ kiến thức trong các môn học như toán, khoa học tự nhiên, và ngôn ngữ.

IB (International Baccalaureate) Diploma: Chứng chỉ IB là một trong những yêu cầu quốc tế phổ biến, với điểm số các môn học và có thể bao gồm một bài luận mở rộng (Extended Essay) để đánh giá khả năng nghiên cứu và phân tích của thí sinh.

AP (Advanced Placement): Thí sinh cần tham gia ít nhất năm môn AP và nộp kết quả cùng với kết quả bài thi SAT. Đối với những ngành học yêu cầu cao về toán và khoa học, các môn như “Calculus BC” hay “Physics C” thường được khuyến khích.

GCE A Level: Chứng chỉ này yêu cầu kết quả thi hoặc dự đoán điểm từ các trường học quốc tế. Đối với những ngành học yêu cầu, các môn học toán ở cấp độ cao (như “Mathematics Further”) là ưu tiên.

Ngoài ra, một số bài thi chuẩn hóa đặc thù theo từng quốc gia cũng được chấp nhận, như kỳ thi Gaokao (Trung Quốc), Abitur (Đức), Baccalaureate (Pháp), …, một số trường chấp nhận kết quả thi THPT Quốc gia của Việt Nam.

Lịch trình cơ bản từ khi chuẩn bị du học tới khi nhập học:

STT

Trình tự

Kỳ mùa xuân

Kìỳ mùa thu

1

Tìm kiếm thông tin, lập kế hoạch du học:

Mục tiêu du học là gì? Tại sao chọn Nhật Bản? Tài chính du học?

Chậm nhất từ tháng 4 năm trước

Chậm nhất từ tháng 9 năm trước

2

Xác định chuyên ngành, trường ứng tuyển:

·       Tìm hiểu điều kiện tuyển sinh của trường.

·       So sánh các trường, chọn trường có nguyện vọng du học.

Chậm nhất đến tháng 5 năm trước

Chậm nhất đến tháng 10 năm trước

3

Tham gia các kỳ thi cần thiết

Kỳ thi chuẩn hóa năng lực: EJU, ACT, SAT,…

Chậm nhất đến tháng 6 năm trước.

Chậm nhất đến tháng 11 năm trước

Kỳ thi tiếng Anh: IELTS, TOEFL,…

Kỳ thi tiếng Nhật: JLPT, TOPJ,…

*Chứng chỉ tiếng Nhật không phải điều kiện bắt buộc trong hồ sơ xét tuyển hệ E-track. Tuy nhiên, hồ sơ của ứng viên có thể có thêm lợi thế cạnh tranh.

4

Hoàn thiện và nộp hồ sơ xin thư mời học:

  • Chuẩn bị giấy tờ cần nộp.
  • Tiến hành các thủ tục nộp lệ phí thi.

Khoảng tháng 6 đến tháng 10 năm trước

Khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 2 cùng năm

5

Tham dự kỳ thi đầu vào riêng của trường (nếu có):

  • Phỏng vấn
  • Làm test

Khoảng tháng 7 đến tháng 11 năm trước

Khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 3 cùng năm

6

Nhận kết quả xét tuyển:

  • Nhận giấy thông báo nhập học.
  • Tiến hành các thủ tục nộp lệ phí nhập học.

Khoảng tháng 8 năm trước đến tháng 12 năm trước

Khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 cùng năm

7

Xin COE/ Visa và chuẩn bị hành trang đến Nhật:

  • Xin COE => Visa du học
  • Tìm nhà ở
  • Mua vé máy bay và chuẩn bị hành lý

Khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 2 cùng năm

Khoảng tháng 2 đến tháng 7 cùng năm

8

Nhập học

Tháng 4

Tháng 9

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, thời gian và quy trình tuyển sinh của các trường có thể được điều chỉnh hàng kỳ.

DỰ ÁN ĐẠI HỌC TOÀN CẦU HÀNG ĐẦU

スーパーグローバル大学創成支援Top Global University Project – Dự án Đại học Toàn cầu Hàng đầu, là dự án tài trợ của chính phủ Nhật Bản bắt đầu từ năm 2014. Dự án nhằm tăng cường sự toàn cầu hóa cho các trường đại học công lập và tư thục của Nhật Bản, giúp cho sinh viên tốt nghiệp có thể “đảm nhận các vị trí lãnh đạo toàn cầu”. Dự án này đôi khi được gọi là ‘TGUP’; ngoài ra, nó cũng được dịch trực tiếp thành “Super Global Universities”, do đó trên một số trang web của các trường ĐH còn được gọi là ‘SGU’ hoặc ‘SGUP’.

1. Lịch sử

2009: Global 30 (G30) – Tiền thân cảu dự án Top Global University Project

Năm 2009, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) lần đầu khởi động chương trình khuyến khích sinh viên quốc tế học tập tại các trường đại học Nhật Bản. Chương trình này được gọi là Global 30 (G30).  13 trường ĐH hàng đầu tham gia bằng cách tạo ra và cung cấp các chương trình đào tạo ĐH hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều này nhằm khuyến khích sinh viên quốc tế đến học tập tại Nhật Bản. Việc học tiếng Nhật được tùy chọn trong chương trình học, chứ không bắt buộc.

2014: Top Global University Project

G30 kết thúc vào năm 2014 và được thay thế bằng Top Global University Project, trong đó chuyển trọng tâm khỏi các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, nhưng vẫn duy trì sự gia tăng các khóa học bằng tiếng Anh tại các trường Đại học Nhật Bản.

2. Kế hoạch đầu tư

Top Global University Project bắt đầu từ sáng kiến của cố Thủ tướng Shinzō Abe, với mục tiêu giúp nhiều trường ĐH của Nhật Bản lọt vào top 100 các trường ĐH hàng đầu thế giới. Điều này yêu cầu tuyển dụng nhiều giảng viên nước ngoài hơn và gia tăng số lượng sinh viên quốc tế tại các trường ĐH Nhật Bản. Theo Martin Ince của QS World University Rankings, cố Thủ tướng Abe đã tuyên bố rằng, “số lượng sinh viên quốc tế tại một trường ĐH sẽ xác định sự thành công của trường ĐH đó”.

Chương trình này dự kiến kéo dài trong 10 năm, với tổng ngân sách ban đầu là 7,7 tỷ yên (tương đương 77 triệu đô la Mỹ) mỗi năm. Các khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để tuyển dụng giảng viên là người nước ngoài hoặc là người Nhật đã tốt nghiệp từ các trường ĐH nước ngoài. Các trường ĐH được chỉ định cũng sẽ thiết lập các chương trình giảng dạy cho hệ ĐH, cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế và tích cực tuyển sinh trên toàn thế giới.

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) áp dụng cách tiếp cận hai cấp, xếp hạng các trường ĐH trong dự án theo hai loại:

  • Loại A (Top Type): Dành cho các trường ĐH đẳng cấp thế giới có tiềm năng lọt vào top 100 trong các bảng xếp hạng ĐH thế giới. Mỗi trường thuộc loại A sẽ nhận được 500 triệu yên (khoảng 4,3 triệu đô la Mỹ) hàng năm trong tối đa 10 năm.

  • Loại B (Global Traction Type): Dành cho các trường ĐH đổi mới, dẫn dắt quá trình quốc tế hóa của xã hội Nhật Bản, dựa trên sự cải tiến liên tục. Mỗi trường loại B sẽ nhận được từ 200-300 triệu yên (tương đương 1,7-2,5 triệu đô la Mỹ) hàng năm trong tối đa 10 năm.

3. Các trường ĐH tiêu biểu của dự án

Danh sách 13 trường ĐH trong G30 – nòng cốt của Dự án Top Global University:

Đại học Tohoku

Future Global Leadership at Tohoku University

  • Năm thành lập: 1907
  • Tỉnh/Thành phố: Sendai, Miyagi
  • Nhóm trường: Quốc lập

Đại học tohoku

Đại học Keio

Think big. Think deep. Think Keio

  • Năm thành lập: 1858
  • Tỉnh/Thành phố: Tokyo
  • Nhóm trường: Tư thục

Trường Đại học Keio

Đại học Tsukuba

IMAGINE THE FUTURE!

  • Năm thành lập: 1973
  • Tỉnh/Thành phố: Tsukuba, Ibaraki
  • Nhóm trường: Quốc lập

Tsukuba des

Đại học Sophia

Men and Women for Others, with Others

  • Năm thành lập: 1913
  • Tỉnh/Thành phố: Tokyo
  • Nhóm trường: Tư thục

Đại học sophia

Đại học Tokyo

World’s Leading Hub of Knowledge

  • Năm thành lập: 1877
  • Tỉnh/Thành phố: Tokyo
  • Nhóm trường: Quốc lập

4 5

Đại học Meiji

An Intellectual Global Commons

  • Năm thành lập: 1881
  • Tỉnh/Thành phố: Tokyo
  • Nhóm trường: Tư thục

Đại học meiji

Đại học Nagoya

We Challenge Your Courage to Find Your Way.

  • Năm thành lập: 1939
  • Tỉnh/Thành phố: Nagoya, Aichi
  • Nhóm trường: Quốc lập

Trường ĐH Nagoya

Đại học Waseda

Inheriting Tradition, Creating an Era, Nurturing Knowledge

  • Năm thành lập: 1882
  • Tỉnh/Thành phố: Tokyo
  • Nhóm trường: Tư thục

Trường đại học Waseda

Đại học Kyoto

Academic Freedom,
Independence and Dialogue

  • Năm thành lập: 1897
  • Tỉnh/Thành phố: Kyoto
  • Nhóm trường: Quốc lập

Khuôn viên trường Đại học Kyoto

Đại học Osaka

Live Locally, Grow Globally

  • Năm thành lập: 1931
  • Tỉnh/Thành phố: Osaka
  • Nhóm trường: Quốc lập

Đại học osaka

Đại học Kyushu

Opening the Door to
a New Century of Knowledge

  • Năm thành lập: 1911
  • Tỉnh/Thành phố: Fukuoka
  • Nhóm trường: Quốc lập

introducing kyushu university 20

Đại học Doshisha

Trusted Reputation Since 1875

  • Năm thành lập: 1875
  • Tỉnh/Thành phố: Kyoto
  • Nhóm trường: Tư thục

Đại học Doshisha

Đại học Ritsumeikan

Discover your Destiny!

  • Năm thành lập: 1900
  • Tỉnh/Thành phố: Kyoto
  • Nhóm trường: Tư thục

Đại học Ritsumeikan

Hy vọng với những thông tin bổ ích trong “Cẩm nang du học Nhật Bản hệ tiếng Anh” sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong hành trình chinh phục ước mơ du học Nhật của mình. Nếu cần tư vấn bất cứ thông tin nào về du học Nhật, đừng ngần ngại liên hệ ngay với New B nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Miễn 100% phí dịch vụ tư vấn và xử lý hồ sơ

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • Miễn phí tư vấn xử lý hồ sơ du học Nhật
  • Học bổng báo, điều dưỡng 100%, Học bổng Nhật ngữ Goto 90% (~ 300 triệu)
  • Học bổng Đại học/Thạc sĩ 30% – 100%
  • Đào tạo ngoại ngữ mọi cấp độ (ưu đãi 15% học phí trong tháng này)
Tư vấn du học nhật bản new b