Cũng như Tết Việt Nam, Văn hóa Tết Nhật Bản là một trong những dịp lễ quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa. Đây cũng là dịp để gia đình quây quần, sum họp và tham gia các hoạt động, thưởng thức các món ăn truyền thống.
I. VĂN HÓA TẾT NHẬT BẢN CÓ KHÁC SO VỚI TẾT VIỆT NAM KHÔNG?
Văn hóa Tết Nhật Bản được gọi là Oshougatsu. Cũng như Việt Nam, đây là dịp để cả gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên, tạm biệt năm cũ và cùng nhau đón chờ một năm mới may mắn.
Khác với người Việt và đa số các quốc gia Châu Á, người Nhật Bản đón Tết theo lịch dương, từ ngày 01/01 đến ngày 03/01 hàng năm. Thực tế, trước đó người Nhật vẫn ăn Tết theo lịch âm, đến năm 1873 thì Nhật Bản chuyển sang lịch Dương.
Tết Âm tuy không còn phổ biến nhưng người dân ở một số vùng như Okinawa hay các gia đình gốc Hoa vẫn tổ chức ăn mừng vào dịp này.
II. VĂN HÓA TẾT NHẬT BẢN CÓ NHỮNG HOẠT ĐỘNG GÌ?
Nếu nói riêng về những hoạt động diễn ra trong văn hóa Tết Nhật Bản thì có lẽ không quá khác biệt với Việt Nam, thậm chí còn có nhiều điểm tương đồng.
1. Ghé thăm đền chùa – Văn hóa Tết cổ truyền Nhật Bản
Giống với phong tục của người Việt Nam, người Nhật Bản cũng đi lễ chùa đầu năm để cầu cho năm mới may mắn, an khang, thịnh vượng. Các đền, chùa sẽ mở cửa suốt đêm, từ giao thừa đến sáng ngày hôm sau.

2. Vệ sinh và trang trí nhà cửa
Trước năm mới vài ngày, người Nhật sẽ tổng vệ sinh nhà cửa, văn phòng, trường học… Bởi họ tin rằng Toshigamisama – vị thần năm mới sẽ ghé thăm và mang tới may mắn cho gia chủ.
Sau khi dọn dẹp, các gia đình sẽ bắt đầu trang trí nhà cửa. Ví dụ như treo Shimenawa với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, gia đình luôn bình yên, thuận hòa. Một số gia đình lại đặt Kadomatsu hoặc Wakazari trong nhà để cầu mong một năm mới thuận lợi.
3. Tham gia nghi thức Joya no Kane
Joya no Kane là lễ khai chuông vào đêm giao thừa, được tổ chức vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Tại sự kiện, các sư thầy trong chùa sẽ đánh 108 tiếng chuông vào đúng khoảnh khắc giao thừa.
Mục đích của buổi lễ này là để đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng thời gột rửa tâm trí, những nghiệp chướng, phiền muộn để đón chào một năm mới khởi sắc hơn.

4. Thưởng thức các món ăn truyền thống ngày Tết
Nếu Việt Nam có bánh chưng, bánh tét, mâm ngũ quả… thì Nhật Bản cũng có các món ăn truyền thống như:
Osechi Ryori

Canh bánh dày Ozoni

Mì Toshikoshi Soba

Cơm nắm Onigiri

Trứng cá trích Kazunoko

Rau củ hầm Nishime

5. Tham gia bữa tiệc Bonenkai – Văn hóa Tết Nhật Bản
Hiểu đơn giản, Bonenkai là bữa tiệc tất niên, thường được tổ chức bởi các công ty, doanh nghiệp hoặc một nhóm bạn bè với nhau.
Trong tiếng Nhật, “bonenkai” có nghĩa là “quên hết đi”. Vì vậy, bonenkai là dịp để mọi người tụ tập ăn uống, tạm biệt năm cũ và đón mừng năm mới.
6. Trao thiệp đầu năm mới Nengajo
Nengajo cũng là một trong những truyền thống lâu đời và được lưu truyền đến ngày nay. Thay vì trao gửi thông điệp qua tin nhắn thì việc viết thư tay sẽ ý nghĩa hơn nhiều. Một số tấm thiệp được viết vào mẫu sẵn, cũng có những tấm thiệp được tự thiết kế vô cùng độc đáo.
Vì là thiệp mừng năm mới nên chắc chắn người nhận thư sẽ phải được nhận vào đúng ngày 1/1. Để đáp ứng mong muốn đó, các bưu điện ở Nhật sẽ lưu trữ và chuyển phát thư sớm, muộn nhất là vào ngày 7/1.
7. Lì xì đầu năm – Otoshidama
Điểm chung văn hóa Tết Nhật Bản và Việt Nam đó là phong tục lì xì đầu năm. Trẻ em sẽ được người lớn tặng tiền mặt, được cất trong những phong bao lì xì đẹp mắt để cầu mong một năm mới may mắn.
Không chỉ trẻ em, đôi khi người chưa lập gia đình, chưa tự chủ về tài chính cũng có thể được nhận lì xì. Thậm chí một số người đã đi làm vẫn được nhận lì xì như một lời chúc phúc.
III. KẾT
Có thể thấy, văn hóa Tết Nhật Bản mang những điểm khác biệt nhưng cũng có khá nhiều tương đồng so với Tết Việt Nam.
Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thêm những thông tin hữu ích về Tết cổ truyền Nhật Bản. Theo dõi New B để được cập nhật thêm nhiều bài viết khác về văn hóa Nhật Bản nhé!
New B – Giải pháp du học Nhật tiết kiệm và thông minh
Hotline: 0986.988.076 – 0963.896.901
Trụ sở chính: Tầng 1, Tòa nhà Web3 Tower, ngõ 4 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội