COE đang là một trong những chủ đề quan trọng trong thời gian DHS ở Nhật Bản. Vậy COE là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến trượt COE ? Làm sao để vượt qua nỗi sợ trượt COE? Hãy cùng New B tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
1. COE là gì? COE Nhật Bản có phải là Visa du học hay không?
COE là viết tắt của từ Certificate of Eligibility, đây là giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho DHS; được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản; nhằm xác nhận về tư các lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật.
COE Nhật Bản là loại giấy tờ bắt buộc và đặc biệt quan trọng khi bạn có dự định sang Nhật lưu trú trong một thời gian dài hơn 3 tháng.
Trong trường hợp bạn lưu trú tại Nhật trên 3 tháng với mục đích: học tập, làm việc, định cư thì đều cần xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE. Nếu không, sự tồn tại của bạn trên đất nước Nhật Bản là phi pháp.
Nhiều bạn lầm tưởng rằng COE và Visa du học Nhật Bản là giống nhau hoặc có COE Nhật Bản thì không cần xin visa nữa. Đây là một quan điểm chưa chính xác. Hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây để không nhầm lẫn nhé!
COE Nhật Bản | Visa | |
Đơn vị cấp | Cục xuất Nhập Cảnh Nhật Bản cấp | Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật tại nước sở tại cấp |
Ý nghĩa | Cho phép người nước ngoài có thể tham gia hoạt động nhất định nào đó, hay tham gia các hoạt động với tư cách là người có thân phận, địa vị nhất định nào đó trong thời gian lưu trú tại Nhật. | Cho phép người nước ngoài được nhập cảnh hoặc xuất cảnh vào Nhật trong một thời gian. |
Nếu muốn đi du học Nhật, cần xin COE rồi nộp đơn xin Visa du học |
2. Đối tượng được cấp COE
Những trường hợp nào cần sử dụng Giấy chứng nhận tư cách lưu trú? Đó là các trường hợp dưới đây:
- Du học sinh;
- Người nước ngoài sang Nhật làm việc;
- Người nước ngoài định cư lâu dài tại Nhật Bản.
Đây là loại giấy tờ cần thiết cho những trường hợp ở lại Nhật trên 3 tháng. Vì thế, những trường hợp đến Nhật Bản ngắn hạn như du lịch, thăm người thân… sẽ không cần giấy COE.
3. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Để có thể có được giấy chứng nhận tư cách lưu trú trong tay, sẽ có một trình tự nhất định như sau:
Bước 1: Nộp đầy đủ các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết cho cục xuất nhập cảnh
Bước 2: Cục xuất nhập cảnh sẽ cấp giấy chứng nhận hợp pháp nếu hồ sơ của bạn đủ tiêu chuẩn
Bước 3: Xin thị thực (Visa) thích hợp
Bước 4: Thông báo kết quả đến người đăng ký cấp COE
Đối với du học sinh thì sẽ được trung tâm du học làm thủ tục xin tư cách lưu trú Với thực tập sinh, điều dưỡng viên và kỹ sư sẽ do công ty phái cử hoặc công ty tiếp nhận hỗ trợ và hướng dẫn làm thủ tục.
4. Thời gian xin tư cách lưu trú
Thời gian xin tư cách lưu trú Nhật Bản khoảng từ 2 đến 3 tháng tính từ ngày công ty tiếp nhận và nộp hồ sơ lên Cục Xuất Nhập Cảnh. Đối với VISA theo diện lưu trú này thì thời hạn lưu trú kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, và cứ sau 1 năm sẽ phải làm thủ tục để gia hạn lại một lần.
4.1. Xin tư cách lưu trú mới
– Đối với Du học sinh: Thời gian tính từ khi nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh và thời gian đợi thông báo sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng
– Đối với Tu nghiệp sinh, thực tập sinh, kỹ sư: Với trường hợp này việc hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cục xuất nhập cảnh sẽ do công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận bạn đi Nhật tiến hành làm thủ tục. Thời gian hiệu lực của Visa kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, khi hết visa phải tiến hành gia hạn tiếp
Xin tư cách lưu trú mới bạn sẽ không mất phí nộp cho Cục Xuất Nhập Cảnh
4.2. Gia hạn tư cách lưu trú
Đối với những bạn đi sang Nhật theo diện du học sinh, lao động phổ thông, với thời hạn kéo dài từ 1 năm trở lên sẽ phải tiến hành gia hạn Visa để có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Mỗi diện lưu trú sẽ có thời hạn khác nhau:
- Du học sinh là 1 năm 3 tháng
- Thực tập sinh tư cách lưu trú thường là 6 tháng
- Diện kỹ sư là 1 năm…
Khi hết hạn bạn cần phải gia hạn visa để tiếp tục học tập và làm việc tại Nhật. Nếu không gia hạn bạn sẽ bị trục xuất về nước. Chi phí gia hạn nộp cho cục Xuất Nhập Cảnh khoảng :4000 yên. Sau 15 ngày đến 1 tháng bạn sẽ nhận được thông báo kết quả từ phía Cục Xuất Nhập Cảnh
4.3. Chuyển đổi tư cách lưu trú
Những bạn du học sinh đã hoàn thành khóa học và muốn chuyển sang dạng tư cách của người đi làm, hoặc kết hôn với người Nhật và chuyển sang dạng gia đình: Chi phí đổi tư cách lưu trú: 4000 yên. Trong thời gian lưu trú tại Nhật, nếu người nước ngoài muốn thay đổi mục đích lưu trú sẽ cần phải làm thủ tục để thay đổi Tư cách lưu trú phù hợp với mục đích lưu trú mới.
5. CÁC LỖI TRƯỢT COE – TRƯỢT COE NHẬT BẢN VÌ NHỮNG LÝ DO NÀO?
Trước tình trạng trượt COE ở mức cảnh báo trong giai đoạn qua, New B Vietnam đã nhận được rất nhiều băn khoăn từ quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên về việc bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản từ chối COE nhưng không hiểu lý do vì sao. Sau đây New B sẽ tổng hợp các bảng lỗi trượt COE được CXNC công bố.
Dưới đây là bảng lỗi trượt của các cục Tokyo, Osaka và Fukuoka cùng cách kiểm tra lỗi trượt COE Nhật Bản để bạn tham khảo
5.1 Bảng lỗi trượt COE cục Tokyo – Các lỗi trượt COE Nhật
Dưới đây là bảng lỗi trượt được cục Xuất Nhập Cảnh Tokyo công bố:
Bảng lỗi trượt COE do cục Tokyo công bố
Bảng lỗi trượt Cục Xuất nhập cảnh Osaka
5.2 Bảng xác nhận lỗi trượt COE cục Fukuoka
Dưới đây là bảng các lỗi trượt COE Nhật Bản do cục Fukuoka công bố:
5.3 Cách kiểm tra COE Nhật Bản bị những lỗi gì
Dựa trên bảng lỗi trượt mà cục công bố và bản xác nhận lỗi trượt sau khi bạn xin COE không thành công, bạn có thể kiểm tra lý do tại sao CXNC lại đánh trượt COE của mình. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách tra cứu:
STT là đầu mục liên quan
KÝ HIỆU sẽ quy định rõ hạng mục trượt COE cụ thể.
Thông thường khi bị từ chối COE, Cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho trường phiếu báo lý do trượt có ghi mã lý do. Dựa vào đó bạn có thể tra cứu được lý do mà Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE của mình.
Mẫu phiếu báo lý do trượt COE
6. ĐỖ COE CÓ ĐỒNG NGHĨA LÀ ĐỖ VISA KHÔNG? VÌ SAO TRƯỢT VISA?
Như giải đáp ở mục “COE là gì” thì rõ ràng COE không phải Visa du học. Do vậy, đỗ COE cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ đỗ Visa du học.Sau khi có kết quả đỗ COE, DHS sẽ cần hoàn thành học phí cho nhà trường. Sau đó, trường sẽ gửi giấy tờ gốc về Việt Nam; DHS sẽ tiến hành các thủ tục xin visa du học tại ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam.
Thực tế lượng hồ sơ bị ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam đánh trượt Visa du học không hề thấp và có dấu hiệu gia tăng qua mỗi kỳ. Và, 99,9% nguyên nhân trượt visa là do khả năng tiếng Nhật không tốt.
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ visa du học Nhật Bản, ứng viên có thể sẽ nhận được yêu cầu đến phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng ĐSQ/LSQ.
Các câu hỏi được ĐSQ/LSQ đưa ra không khó nhưng đòi hỏi ứng viên phải có vốn tiếng Nhật căn bản, học chắc cả ngữ pháp đến chữ Hán. Quan trọng hơn cả, ứng viên phải thể hiện quyết tâm du học của mình thông qua những câu trả lời rõ ràng, mạch lạc nếu được người phỏng vấn hỏi về kế hoạch học tập. Những ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn với ĐSQ/LSQ sẽ bị đánh trượt visa du học. 8. LÀM SAO ĐỂ ĐẢM BẢO TỶ LỆ ĐỖ VISA VÀ COE NHẬT BẢN?
Với những phân tích trên và bằng kinh nghiệm nhiều năm làm cầu nối hiện thực hóa ước mơ du học của nhiều bạn trẻ Việt Nam; New B Việt Nam xin đưa ra một số lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học nhằm đảm bảo đỗ COE Nhật Bản và Visa ngay từ lần đầu tiên bạn ứng tuyển. Đặc biệt với COE. 8.1 Đảm bảo khả năng tài chính của người bảo lãnh
Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Cục sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng và Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh cho ứng viên đó.
- Sổ tiết kiệm ngân hàng: Khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh phải đạt không dưới 600 triệu đồng và thời hạn gửi tối thiểu là 01 năm.
- Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh: Hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và mức thu nhập thực tế phải từ 30 trđ/tháng trở lên. 8.2 Tuân thủ nguyên tắc: “Tính logic và trung thực của bộ hồ sơ”
Nếu hồ sơ của ứng viên có bất kỳ sự giả mạo nào; chắc chắn sẽ bị đánh trượt. Đồng thời, những ứng viên bị đánh trượt vì lỗi này, cơ hội làm lại hồ sơ coi như bằng 0. Có một số lưu ý giúp hồ sơ ứng viên đảm bảo Tính logic và Trung thực như sau:
- Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản cần có dấu của cơ quan chức năng.
- Trong trường hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập, cần giải trình rõ ràng, khoa học trong Biên bản hình thành tài sản.
- Tờ khai xin COE/Visa cần điền chính xác và đầy đủ thông tin. 8.3 Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng và không ngừng nâng cao năng lực tiếng Nhật
Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt được khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học. Do vậy bạn hãy cố gắng rèn luyện tiếng Nhật thật tốt nhé!
Bên cạnh khả năng tiếng Nhật, một kế hoạch học tập được định hướng rõ ràng cũng có có vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục Cục Xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ cấp COE/Visa du học.
Xem thêm:
Để được tư vấn và cung cấp các thông tin du học Nhật Bản mới Nhất, đừng ngần ngại liên hệ với New B Việt Nam