Đâu là những thủ tục cần thiết khi du học Hàn Quốc? Lộ trình du học Hàn cụ thể ra sao? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn có ý định du học tại Hàn. Để giải đáp những thắc mắc trên, trong bài viết dưới đây, New B sẽ chia sẻ lộ trình du học Hàn Quốc gói gọn trong 8 bước giúp bạn lên kế hoạch du học hiệu quả.
MỤC LỤC
I. Điều kiện xin visa du học Hàn Quốc
1. Điều kiện du học Hàn Quốc cơ bản
- Là công dân Việt Nam. Đây là đang nói trong trường hợp dành cho người Việt Nam. Tất cả các trường hợp người nước ngoài không đề cập ở đây.
- Tuổi: Từ 18-28
- Đã tốt nghiệp bậc THPT hoặc đại học, cao đẳng
Lưu ý: Trong quá trình tuyển sinh du học Hàn, có nhiều trường đại học tại Hàn Quốc yêu cầu điểm trung bình môn các năm phải từ trung bình trở lên, không có yếu, kém. Điểm ở mức trung bình khá trở lên (từ 6,0 trở lên), và trong độ tuổi từ 18-20 thì bạn sẽ được ưu đãi trong việc lựa chọn trường phù hợp, thời gian xử lý hồ sơ, chờ thư mời. Nếu bạn từ 20 tuổi trở lên thì tốt nhất bạn nên có thêm một bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, trung cấp nghề,..
2. Điều kiện sức khỏe du học Hàn Quốc
- Bạn không được mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, Viêm gan B,C…) và các yêu cầu sức khỏe khác (được thẩm định bởi Bệnh viện lao phổi Trung ương. Chỉ chấp nhận giấy khám sức khỏe tại bệnh viện này). Nếu bạn dùng giấy khám sức khỏe chui hoặc nhiễm bệnh nhưng cố tình giấu giếm, khi bạn sang Hàn Quốc vẫn sẽ phải vượt qua kỳ kiểm tra sức khỏe.
- Không có tiền án, tiền sự, không có người thân cứ trú bất hợp pháp tại Hàn.
3. Điều kiện về visa
Bạn không bị trượt phỏng vấn đại sứ quán trong vòng 06 tháng gần nhất. Nếu bạn trượt, bạn phải đợi qua hết 06 tháng để tiếp tục nộp hồ sơ du học.
4. Điều kiện tài chính để xin visa du học Hàn Quốc
Thông thường đối với một du học sinh tại Hàn Quốc cần có sổ tiết kiệm từ 10.000 – 30.000 USD hoặc tài khoản trong ngân hàng mới đủ điều kiện du học Hàn Quốc. Nếu bạn không có sổ tiết kiệm thì công ty sẽ chứng minh tài chính giúp bạn. Nếu bạn du học theo diện học bổng hoặc theo chương trình trao đổi sinh viên thì có thể bỏ qua bước này.
II. Thủ tục du học Hàn Quốc có những gì?
1. Bước 1: Học tiếng Hàn Quốc
Các bạn có thể tự học tại nhà, mua khóa học online, mua sách tự học, học nhóm, web học tiếng Hàn miễn phí. Hoặc bạn đăng ký các lớp học tiếng Hàn ở các trung tâm du học hoặc trung tâm ngoại ngữ uy tín để có môi trường học tập tốt nhất. Nếu bạn muốn giành học bổng, hãy trau dồi tiếng Hàn và thi lấy chứng chỉ Topik càng cao càng tốt. Bạn nên thi trước khi nộp hồ sơ du học khoảng 5-6 tháng.
2. Bước 2: Lựa chọn trung tâm du học Hàn Quốc uy tín
Để “hiện thực hóa” ước mơ du học, bạn cần tìm cho mình một trung tâm tư vấn uy tín. Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất. Một trung tâm du học uy tín sẽ là “chiếc cầu nối” vững chắc, giúp bạn thiết kế lộ trình du học phù hợp và tiết kiệm nhất.
Trong những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn du học trên thị trường, New B là địa chỉ nhận được nhiều sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía học sinh và các bậc phụ huynh.
3. Bước 3: Định hướng ngành học và lựa chọn trường phù hợp
Dựa trên năng lực thực tế và nguyện vọng của học sinh, New B sẽ giúp bạn định hướng ngành học và trường du học phù hợp. Đội ngũ tư vấn nhiệt tình và am hiểu thị trường du học sẽ hỗ trợ tốt cho học sinh từ bước lên kế hoạch, hoàn thiện thủ tục – hồ sơ, xin cấp thị lực…đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện hành trình du học một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, hiểu được những khó khăn của du học sinh về chi phí du học, New B luôn nỗ lực tìm kiếm các chương trình học bổng và hỗ trợ tốt, giúp bạn giảm bớt gánh nặng chi phí.
4. Bước 4: Ký hợp đồng và chuẩn bị hồ sơ du học Hàn
Sau khi “chọn mặt gửi vàng”, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn du học uy tín, bạn sẽ được hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ và nộp phí đăng ký hồ sơ đầu vào.
Chuẩn bị hồ sơ du học Hàn Quốc là bước rất quan trọng trong hành trình đến với “xứ kim chi”. Có thể nói, chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác là điều kiện “cần và đủ” để bạn có thể đi du học Hàn Quốc.
5. Bước 5: Gửi hồ sơ cho trường Hàn Quốc
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ từ phía học sinh, New B sẽ hỗ trợ bạn xử lý hồ sơ du học Hàn Quốc và gửi hồ sơ cho phía trường Hàn.
6. Bước 6: Nhận thông báo nhập học từ trường Hàn
Khi nhận được phản hồi từ trường du học, New B sẽ thông báo đến học sinh. Lúc này, học sinh sẽ nhận thông báo học phí của trường và hoàn thành học phí theo giấy báo từ trường Hàn Quốc gửi về. Sau khi nhận tiền học phí thì phía trường sẽ gửi giấy báo nhập học về trung tâm hay địa chỉ của học viên.
7. Bước 7: Xin visa du học Hàn Quốc tại Đại sứ quán
New B sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện hồ sơ du học và gửi hồ sơ lên Đại sứ quán để xin visa du học Hàn Quốc. Phía Đại sứ quán sẽ kiểm duyệt hồ sơ học bạ và năng lực tiếng Hàn, năng lực tài chính… của học sinh trước khi cấp visa. Thời gian xét duyệt sẽ khoảng 1 tháng kể từ ngày nộp.
8. Bước 8: Nhập học tại Hàn Quốc
Sau khi xét duyệt, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Đại sứ quán sẽ cấp visa du học và gửi về địa chỉ của học viên.
Khi đã hoàn thiện mọi thủ tục visa du học, học sinh cần chuẩn bị hành lý và đặt vé máy bay để đi du học Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các bạn đừng quên tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống và lối sống tại “đất nước củ sâm” để có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống du học nhé!
III. Hồ sơ du học Hàn Quốc gồm những gì?
1. Hộ chiếu
Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport): Được cấp cho các công dân Việt nam, có hộ khẩu và chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước.
Nơi làm hộ chiếu (đang cập nhật):
- Tại Hà Nội: 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
- Tại TP Hồ Chí Minh: Phòng Quản lý XNC Công an TP.HCM (số 161 Nguyễn Du, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM).
- Tại các tỉnh thành khác: Phòng xuất nhập cảnh của tỉnh.
- Các vùng thuộc Hà Nội mới như Hà Tây, Hoà Bình…: Tại 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Thủ tục gồm:
- 1 form điền lấy tại nơi làm hộ chiếu.
- 06 ảnh nền trắng, cỡ 4×6 chụp hộ chiếu. Chụp hình cỡ hình 4×6 dành cho passport (hoàn toàn khác với cỡ hình thẻ 4×6, các bạn nên lưu ý). Rửa khoảng 8 tấm, sẽ dán vào hồ sơ 6 tấm, 2 tấm còn lại làm dự phòng.
- Chứng minh thư nhân dân bản gốc, còn thời hạn sử dụng. (không được quá 10 năm kể từ ngày cấp, nếu quá hạn hoặc gần quá hạn thì lên công an quận làm mới lại).
- Lệ phí: 200.000 VNĐ nộp ngay khi đi nộp hồ sơ xin hộ chiếu.
Thời gian:
- 2 tuần sau khi nộp hồ sơ sẽ nhận được hộ chiếu. Khi đi mang theo giấy hẹn và CMND bản gốc.
- Chú ý với hộ chiếu bản gốc người du học Hàn phải còn hạn sử dụng ít nhất 1 năm.
2. Ảnh thẻ làm hồ sơ
Ảnh thẻ kích thước 3.5 x 4.5 và ảnh thẻ 4×6, chụp phông trắng. Số lượng ảnh sẽ phụ thuộc vào số bộ hồ sơ bạn apply và yêu cầu của từng trường đại học.
3. Các loại giấy tờ về học vấn
- Với học sinh đã tốt nghiệp THPT: bằng tốt nghiệp và học bạ THPT được dịch sang tiếng Anh, có công chứng tư pháp, tem bộ ngoại giao, dấu tím Đại sứ quán.
- Với sinh viên đã tốt nghiệp ĐH/ CĐ: bằng tốt nghiệp, bảng điểm ĐH/ CĐ được dịch sang tiếng Anh, có công tư pháp, tem bộ ngoại giao, dấu tím Đại sứ quán.
- Với sinh viên trao đổi hoặc chưa tốt nghiệp ĐH: xác nhận sinh viên của trường hoặc thẻ sinh viên photo 2 mặt được dịch sang tiếng Anh, bảng điểm các học kỳ đã học được dịch sang tiếng Anh, có công chứng tư pháp.
- Giấy xác nhận học tập tại trường học cấp cao nhất bạn đã từng học (do nhà trường cấp).
- Bạn chỉ cần chuẩn bị các loại giấy tờ trên, việc dịch thuật, công chứng, xin xác nhận của các cơ quan như Bộ ngoại giao hoặc Đại sứ quán trung tâm du học sẽ hoàn thiện cho bạn.
4. Bản kế hoạch học tập du học Hàn
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Thời gian học tiếng Hàn
- Lý do vì sao đi du học Hàn Quốc
- Lý do chọn trường Đại Học (trường mà các bạn đăng ký)
- Kế hoạch học tập tại trường: học tiếng hoặc học lên đại học. Học chuyên ngành gì và lý do chọn chuyên ngành đó.
- Người chu cấp chi phí học tập sinh hoạt là ai? Bạn có dự định đi làm thêm không?
- Dự định trong tương lai sau khi hoàn thành việc học tập ở Hàn Quốc
Lưu ý: Học sinh phải tự viết kế hoạch học tập bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, không chấp nhận bản dịch.
5. Giấy giới thiệu bản thân
- Tình trạng cá nhân: nghề nghiệp, nơi làm việc, quá trình học tập trước đây của bản thân, trình độ tiếng Hàn.
- Hoàn cảnh gia đình: tên, tuổi tác, nghề nghiệp, nơi làm việc của các thành viên trong gia đình.
- Nêu các điểm mạnh, sở trường của bản thân, các hoạt động xã hội, câu lạc bộ đã từng tham gia.
Lưu ý:
- Học sinh phải tự viết kế hoạch học tập bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, không chấp nhận bản dịch.
- Đối với Bản kế hoạch học tập và Giấy giới thiệu bản thân, bạn nên học tiếng Hàn trước 3 – 6 tháng để có khả năng tự viết. Tuyệt đối không nhờ người khác viết hộ, vì điều đó có thể dễ dàng bị phát hiện trong quá trình phỏng vấn với trường hoặc Đại Sứ Quán.
6. Sơ yếu lý lịch
- Tờ khai sơ yếu lý lịch được dịch sang tiếng Anh, có công chứng tư pháp đối với học sinh làm hồ sơ tại lãnh sự HN (đối với học sinh tại TP. HCM không cần phải có sơ yếu lý lịch).
- Sơ yếu lý lịch bản gốc: (ghi rõ tên, tuổi, nghề nghiệp của bố mẹ) có dấu xác nhận của địa phương, ghi rõ ngày ký.
7. Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh nhân nhân, sổ đỏ
Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh nhân dân (phụ huynh, học sinh), sổ đỏ (một số trường yêu cầu) được dịch sang tiếng Anh, có công chứng văn phòng.
8. Giấy chứng minh nghề nghiệp và thu nhập
- Chứng minh nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng của bố mẹ, được dịch sang tiếng Anh, có công chứng văn phòng.
- Các loại giấy tờ về học vấn.
Lưu ý: Việc làm giấy chứng minh nghề nghiệp và thu nhập của bố mẹ không dễ dàng. Nếu làm không đúng và để cho nhà trường thấy các “yếu điểm” như bố mẹ lương thấp, không có hợp đồng lao động, không đưa ra được bảng lương 3 tháng gần nhất…. thì bạn sẽ dễ bị đánh trượt hồ sơ bởi lý do năng lực tài chính gia đình kém. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn một trung tâm du học uy tín để được trung tâm hướng dẫn làm giấy chứng minh này.
9. Giấy khám sức khỏe
Khám sức khỏe đi du học Hàn Quốc là giấy bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ đi hàn quốc khi nộp xin visa trên Đại sứ quán. Tuy nhiên, không phải giấy khám sức khỏe ở Bệnh viện nào cũng được chấp nhận mà bạn cần phải khám Lao phổi thông qua bệnh viện mà Đại sứ quán Hàn Quốc chỉ định.
10. Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm bản gốc và giấy xác nhận số dư tài khoản. Sổ tiết kiệm phải nộp trước thời gian nộp hồ sơ là 6 tháng, có tối thiểu $9.000, một số yêu trường yêu cầu sổ tiết kiệm $10.000 trở lên.
Lưu ý:
- Ngân hàng của Việt Nam hoặc các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam (tùy theo các trường yêu cầu).
- Trong trường hợp gia đình bạn có điều kiện tài chính tốt, tuy nhiên chưa có sổ tiết kiệm, bạn cần liên hệ với trung tâm để có được sự hỗ trợ tốt nhất.
11. Cam kết bảo lãnh tài chính
Cam kết bảo lãnh tài chính cho con đi học của bố mẹ có chứng thực của địa phương về chữ ký (kèm bản dịch tiếng Anh, có công chứng văn phòng).
Bên cạnh các giấy tờ làm hồ sơ đi du học Hàn Quốc cần chuẩn bị, nhiều bạn thắc mắc: “Làm Hồ sơ du học hàn quốc mất bao lâu?” Thông thường thời gian làm hồ sơ du học hàn quốc sẽ mất khoảng 3 tháng trở lên. Bạn cần lưu ý thời gian này để kịp chuẩn bị hồ sơ đúng kỳ tuyển sinh của trường nhé!
Trên đây là tổng hợp thông tin về các giấy tờ cần thiết và 8 bước cơ bản của lộ trình du học Hàn Quốc, giúp bạn trả lời câu hỏi “Thủ tục du học Hàn Quốc có những gì?”. New B hi vọng bài viết sẽ giúp bạn lên kế hoạch du học Hàn tiết kiệm và thông minh. Nếu có vấn đề thắc mắc, cần tư vấn và giải đáp chi tiết, hãy liên hệ với New B theo số hotline 0986 988 076 hoặc 0963 896 901 nhé!
New B – Giải pháp du học tiết kiệm và thông minh
Hotline: 0986.988.076 – 0963.896.901
Trụ sở chính: Toà CMC, 11 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội